Bệnh nhi khoa
Viêm tai giữa cấp trẻ em
VIÊM TAI GIỮA CẤP TRẺ EM
I/ ĐỊNH NGHĨA : Viêm tai giữa cấp là viêm toàn bộ hệ thống niêm mạc hòm nhĩ – xương chũm với thời gian < 3 tuần
II/ Giải phẫu : Tai ngoài , Tai giữa , Tai trong , Hòm nhĩ
III/Dịch tễ học
1/ Tuổi : 2/3 trẻ <3 tuổi có ít nhất 1 lần viêm tai giữa cấp
Tuổi càng tăng tỉ lệ VTG cấp càng giảm
2/ Giới : Nam > nữ
3/ Mùa đông tỉ lệ cao
4/ Các yếu tố khác : nghèo , nhà trẻ , thuốc lá , sinh non, dị ứng …
IV/ Phân loại : 1/ Thông thường
2/ Tái Phát
3/ Hoại tử
V/ Nguyên nhân
-Tại chỗ : viêm mũi xoang cấp , viêm VA
-Toàn thân : cúm
-Chấn thương : ngoáy tai
VI/ Vi khuẩn gây bệnh
-Do virus
-Streptococcus Pneumoniae : 48%
- Haemophilus Influenzae : 31%
VII/ Triệu chứng lâm sàng
Chia làm 4 giai đoạn :
1/Giai đoạn sung huyết : bệnh nhân sốt cao , đau tai , màng nhĩ sung huyết dọc cán búa
2/ Giai đoạn xuất tiết : bệnh nhân sốt , đau tai nhiều hơn, màng nhĩ đỏ căng phồng
3/Giai đoạn vỡ mủ : đau giảm , ù tai , mủ chảy đầy ống tai , màng nhĩ thủng
4/ Giai đoạn lành : từ tuần thứ 2-4 ngừng chảy mủ , tai bớt ù , lỗ thủng lành
VIII/ Tiến triển
- Điều trị tốt : khỏi hoàn toàn
- Điều trị không tốt : tiến triển VTG mạn , viêm màng não , áp xe não , liệt dây VII
IX/ Điều trị
-Kháng sinh
-Chống viêm
-Giảm đau
Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính
Nhiễm Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là gì?
Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính của đường thở nghĩa là từ tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi.
Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ Em
Sốt Cao Co Giật Ở Trẻ Em
1. Những biểu hiện của trẻ co giật do sốt thế nào?
- Thường sốt cao trên 390 C;
- Da nổi bông hoặc tím tái;
- Tay và chân gồng cứng, sau đó bắt đầu co giật;
- Mất hay giảm ý thức, có thể có sùi bọt mép;
Khò Khè Trẻ Em
Khò Khè Trẻ Em
Khò khè là gì ?
Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
Đặc biệt, khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này, phế quản (cuống phổi) có kích thước còn nhỏ lại dễ bị co thắt, phù nề ,tiết dịch và nghẽn tắc khi bị viêm nhiễm ( 30 - 40% trẻ còn bú có triệu chứng này).
Làm sao biết được trẻ bị khò khè ?
Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm nghe rõ nhất khi trẻ thở ra có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng trẻ (nghe gần giống như tiếng ngáy, “tiếng nhạc“). Khi nặng hơn, có thể thấy trẻ thở ra kéo dài, gắng sức.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khó có thể nghe được bằng tai trần. Khi đó, bác sĩ có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng này hơn bằng cách dùng ống nghe (trong chuyên môn gọi là tiếng ran ngáy, ran rít)
Trên thực tế, ở trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè (là triệu chứng ít gặp nhưng là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này) với tiếng thở do tắc mũi (là triệu chứng rất thường gặp và không phải là triệu chứng nặng). Thật vậy, trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm ho (làm trẻ thở nghe khụt khịt). Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi.
Các nguyên nhân làm trẻ bị khò khè
Khò khè xảy ra khi trẻ có bệnh lý gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới (từ đoạn khí quản ngực đến các phế quản nhỏ).
Các nguyên nhân thường gặp nhất là : suyễn (hen phế quản), viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Trong đó, ở trẻ dưới 6 tháng, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản. Còn ở trẻ trên 18 tháng tuổi, nguyên nhân thường gặp nhất là suyễn.
Ngoài ra còn các nguyên nhân hiếm gặp là : dị vật đường thở, một số dị tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép (do mạch máu bất thường, u, hạch cạnh phế quản ), … Trong trường hợp này, trẻ có triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài.
Cần làm gì khi trẻ bị khò khè ?
-
Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp, nhất là trong các trường hợp sau: khò khè lần đầu tiên; khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); khò khè tái phát.
-
Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đây là triệu chứng bệnh nặng ở lứa tuổi này.
-
Khi trẻ bị khò khè kéo dài, dai dẳng (trên 4 tuần), cần cho trẻ đến khám bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm nhiều xét nghiệm chuyên sâu để xác định chẩn đoán (chụp X quang, siêu âm, đo hô hấp ký, chụp CT ngực, nội soi đường hô hấp, …)
-
-
Không nên tự ý dùng thuốc, kể cả các loại thuốc kháng sinh, long đàm, kháng viêm,… vì có thể sẽ không đạt hiệu quả tốt mà có khi còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.
(Bệnh Viện Nhi Đồng)
Thông Báo Từ Sở Y Tế
Thông báo từ sở
Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Dược phẩm; Khám bệnh, chữa bệnh được phân cấp theo Nghị định số 84/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Thông báo về kết quả phỏng vấn lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP tại cơ quan Sở Y tế năm 2024 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Quyết định về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực công chức thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính qui định tại Nghị định số 116/2024/NĐ-CP ngày 17/9/2024 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 về kiểm tra chất lượng đầu vào công chức - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về nhu cầu tuyển dụng công chức làm việc tại Sở Y tế năm 2024 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Văn Bản Từ Sở Y Tế
Văn bản từ sở
Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Dự thảo Đề cương Nghị quyết Về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Dự thảo Tờ trình Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Dự thảo Tờ trình Nghị quyết về hỗ trợ chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ chi phí cùng chi trả thuốc kháng vi rút HIV cho người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Dự thảo Tờ trình Xin chủ trương xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp theo Thông tư số 21/2023/TT-BYT - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình mới - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh