Thông Tin Thuốc
Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, làm thế nào để khắc phục?
Tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh, làm thế nào để khắc phục?
1. Tại sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy ?
Dùng kháng sinh trong thời gian dài hoặc dùng nhiều hơn một loại thuốc kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy. Tiêu chảy có thể gây mất nước và đe dọa tính mạng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ…Tiêu chảy xảy ra khi thuốc kháng sinh làm mất cân bằng vi khuẩn tốt và xấu trong hệ thống tiêu hóa.
Thông thường tiêu chảy liên quan đến kháng sinh thường nhẹ và hết trong vòng vài ngày sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nghiêm trọng hơn, có thể yêu cầu ngừng hoặc chuyển đổi dùng kháng sinh. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết để ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
2. Cách khắc phục tiêu chảy do thuốc kháng sinh
Điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng.
- Nếu tiêu chảy nhẹ, các triệu chứng có thể sẽ hết trong vòng vài ngày sau khi kết thúc điều trị bằng kháng sinh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng điều trị bằng kháng sinh cho đến khi hết tiêu chảy.
- Đối với trường hợp tiêu chảy nặng, bác sĩ có thể sẽ ngừng bất kỳ loại kháng sinh nào bạn đang dùng. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu ngừng dùng thuốc ức chế axit dạ dày (nếu có). Đối với những người bị loại nhiễm trùng này, các triệu chứng tiêu chảy có thể quay trở lại và cần điều trị nhiều lần.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy do thuốc kháng sinh có thể áp dụng lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà như:
- Uống đủ chất lỏng: Để chống lại tình trạng mất nước nhẹ và vừa do tiêu chảy, hãy uống thêm nước hoặc đồ uống có chứa chất điện giải như oresol, nước ép trái cây không có nhiều đường…
Tránh đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn hoặc caffein, chẳng hạn như cà phê, trà và cola, những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tiêu chảy.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng dung dịch bù nước đường uống, để bổ sung chất lỏng và chất điện giải cho phù hợp.
- Tránh một số loại thực phẩm: Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm từ sữa cũng như chất béo (thức ăn nhiều dầu mỡ) và gia vị cay, khi đang bị tiêu chảy… và có thể quay lại chế độ ăn uống bình thường ngay sau khi hết tiêu chảy.
- Có thể sử dụng thuốc chống tiêu chảy: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc chống tiêu chảy, chẳng hạn như loperamide. Tuy nhiên cần lưu ý, nếu dùng không đúng thuốc chống tiêu chảy, có thể làm cho bệnh thêm trầm trọng.
- Có thể bổ sung vi khuẩn tốt (men vi sinh) được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa chua - giúp cân bằng lại các vi khuẩn lành mạnh trong đường tiêu hóa.
Tiêu chảy ngắn hạn chỉ kéo dài vài ngày thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng tiêu chảy kéo dài hoặc thường xuyên, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có thể rất nghiêm trọng. Cơ thể sẽ mất nước và các khoáng chất quan trọng (chất điện giải), giúp giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Tiêu chảy cũng có thể ngăn cơ thể bạn tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn đúng cách, gây suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy do kháng sinh là mối quan tâm lớn nhất đối với trẻ nhỏ, người già, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có nguy cơ mất nước cao hơn...
Hãy cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng như khô miệng, khát nước dữ dội, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, chóng mặt và suy nhược... Nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng này, hãy đi khám ngay.
Nguồn: Sức khỏe đời sống- Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế
Cholesterol, mỡ máu cao gây bệnh gì?
Cholesterol, mỡ máu cao gây bệnh gì?
Cholesterol, mỡ máu cao gây bệnh gì?
Cholesterol (mỡ máu) là kết quả của bệnh mắc phải do di truyền, chế độ ăn uống hay lối sống không khoa học. Cách duy nhất để biết bạn có bị cholesterol cao hay không là xét nghiệm máu.
Cholesterol/ mỡ máu cao nếu không được kiểm soát gây ra các bệnh:
- Xơ vữa động mạch, là sự tích tụ của các chất béo lắng đọng trong mạch máu.
- Bệnh động mạch cảnh, làm hẹp các mạch máu đưa máu từ tim đến não.
- Bệnh mạch vành, là tổn thương ở các mạch máu chính của tim.
- Đau tim.
- Bệnh động mạch ngoại biên, làm hẹp hoặc tắc nghẽn các mạch máu mang máu từ tim đến các chi.
- Đột quỵ
2. Đối tượng nguy cơ
Những đối tượng có nguy cơ bị tăng cholesterol, mỡ máu cao bao gồm người có tiền sử gia đình có cholesterol máu cao (mắc mỡ máu có tính chất gia đình), chế độ ăn uống quá nhiều chất béo bão hòa, người bị thừa cân, béo phì, ít vận động; người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh suy giáp; người uống nhiều rượu bia, bị rối loạn chuyển hóa.
3. Phương pháp giảm mỡ máu
3.1. Theo dõi sát tình trạng cholesterol hoặc mỡ máu định kỳ
Cholesterol cao thường không có triệu chứng, đặc biệt là ở thời gian đầu, chỉ có thể phát hiện sớm mỡ máu bằng xét nghiệm. Bạn nên kiểm tra mức độ cholesterol của mình và cứ sau từ 4 đến 6 năm có thể xét nghiệm lại. Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, lời khuyên là bạn nên xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn. Cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
3.2. Tập thể dục có thể làm giảm cholesterol
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng cholesterol của bạn. Bạn không cần phải chạy quãng đường dài mất sức mà chỉ cần chạy khoảng nửa giờ hoặc đi bộ nhanh, bơi lội hoặc khiêu vũ 3 -4 lần một tuần là đủ. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể chia thành từng khoảng thời gian 10 phút trong ngày.
3.3. Bỏ thuốc lá giúp cải thiện chỉ số cholesterol
Hút thuốc lá làm giảm cholesterol tốt, đồng nghĩa với việc cơ thể bạn giữ lại nhiều cholesterol xấu (LDL) hơn. Bạn có thể cải thiện mức cholesterol, bảo vệ động mạch nếu bỏ thuốc lá, kể cả tránh hút thuốc lá thụ động.
3.4. Duy trì cân nặng ổn định để phòng bệnh mỡ máu
Với những người thừa cân, béo phì, chỉ cần giảm 10% trọng lượng là bạn có thể thay đổi các chỉ số mỡ máu của mình. Bạn cần phải gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên về chế độ tập luyện và dinh dưỡng để giảm cân.
3.5. Hạn chế chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có trong các thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, sữa nguyên kem, bơ, phô mai, sữa chua, dầu cọ và dầu dừa… Tất cả những thực phẩm này đều có thể làm tăng LDL cholesterol (cholesterol xấu) của bạn. Để loại bỏ thay thế các thực phẩm nhiều chất béo bão hòa này, bạn có thể ăn các loại thịt trắng, thịt gia cầm, cá, gà, sữa tách béo và sữa chua ít béo.
3.6. Điều trị các bệnh mạn tính
Bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong điều trị căn bệnh mạn tính của mình bởi nó sẽ giúp cải thiện các chỉ số cholesterol hoặc mỡ máu của bạn.
Tuyệt đối không nên thay đổi hoặc bỏ liều điều trị nếu chưa thông báo với bác sĩ của mình.
Tóm lại, nếu có bất cứ dấu hiệu của bệnh tim, đột quỵ hoặc xơ vữa động mạch như đau ngực trái, tức ngực, chóng mặt, dáng đi không vững, nói lắp, hoặc đau ở cẳng chân. .. đều có thể liên quan đến mức độ cholesterol trong máu cao. Nếu có một trong những dấu hiệu này, bệnh nhân cần được trợ giúp y tế ngay lập tức.
Nguồn: Sức khỏe đời sống- Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế
9 loại thuốc tương tác bất lợi khi dùng cùng vitamin C
9 loại thuốc tương tác bất lợi khi dùng cùng vitamin C
Bổ sung vitamin C là rất phổ biến ở một số người nhằm tăng tăng cường sức khỏe. Song vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc điều trị bệnh cần lưu ý...
1. Tác dụng của vitamin C với sức khỏe
Vitamin C đóng vai trò trong việc kiểm soát nhiễm trùng và chữa lành vết thương, và là một chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa các gốc tự do có hại. Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein dạng sợi trong mô liên kết được dệt khắp các hệ thống khác nhau trong cơ thể: Thần kinh, miễn dịch, xương, sụn, máu...
Vitamin C có thể tương tác bất lợi với một số thuốc trị bệnh
2. Tương tác thuốc và vitamin C cần lưu ý
Ở dạng bổ sung, đặc biệt là ở liều cao, vitamin C có thể tương tác với một số loại thuốc. Để an toàn, không nên dùng vitamin C mà không có sự giám sát của bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây:
2.1 Thuốc kháng sinh
Kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin... không bền trong môi trường axit. Dưới tác dụng của axit như vitamin C sẽ làm cho vòng betalactam bị phá hủy, gây ra mất tác dụng của thuốc. Sử dụng vitamin C cùng lúc với các loại kháng sinh này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.
2.2 Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Cả vitamin C với aspirin (một thuốc NSAID) đều là thuốc có tính axit. Việc sử dụng vitamin C gây axit hóa nước tiểu, làm giảm lượng aspirin trong nước tiểu và làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Nếu sử dụng vitamin C cùng với aspirin, nó có thể gây ngộ độc aspirin.
2.3 Thuốc kháng axit có chứa nhôm
Vitamin C có thể làm tăng lượng nhôm mà cơ thể hấp thụ, có thể khiến các tác dụng phụ của những loại thuốc này trở nên nghiêm trọng hơn. Thuốc kháng axit có chứa nhôm phổ biến là maalox và gaviscon.
2.4 Thuốc an thần
Thuốc an thần có thể làm giảm tác dụng của vitamin C. Những loại thuốc này bao gồm phenobarbital, pentobarbital và seconobarbital.
2.5 Thuốc hóa trị
Là một chất chống oxy hóa, vitamin C có thể cản trở tác dụng của một số loại thuốc dùng trong hóa trị. Nếu đang hóa trị, không dùng vitamin C hoặc bất kỳ chất bổ sung nào khác mà không trao đổi với bác sĩ điều trị.
2.6 Thuốc tránh thai đường uống và liệu pháp thay thế hormone (HRT)
Vitamin C có thể làm tăng nồng độ estrogen khi dùng chung với những loại thuốc này. Estrogen đường uống cũng có thể làm giảm tác dụng của vitamin C trong cơ thể.
2.7 Thuốc điều trị HIV
Vitamin C có thể làm giảm mức độ của indinavir, một loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV và AIDS.
2.8 Thuốc chống đông máu
Vitamin C chống lại tác dụng chống đông máu của heparin và warfarin làm suy yếu tác dụng của thuốc chống đông máu. Nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ nếu sử dụng cùng nhau.
2.9 Các loại thuốc khác
Sử dụng nhiều vitamin C trong thời gian dài làm tăng sự kết hợp của axit oxalic và muối canxi. Nếu vitamin C kết hợp với canxi trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Sử dụng kết hợp vitamin C và thuốc kháng sinh nhóm sulfonamid có thể gây đái ra tinh thể và dẫn đến tổn thương thận.
Do có tương tác bất lợi vitamin C có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh, nên tốt nhất không dùng vitamin C với các thuốc này. Trong trường hợp phải sử dụng, nên dùng cách nhau tối thiểu 2 giờ đồng hồ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn-Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế
Thông Báo Từ Sở Y Tế
Thông báo từ sở
Các thông báo từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- Về điều chỉnh nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về thông báo nhu cầu tuyển dụng công chức tại Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Thông báo về nhu cầu tuyển dụng công chức làm việc tại Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v ban hành "Khuyến cáo đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số hướng đến xây dựng bệnh viện thông minh" - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v Lịch tiếp công dân đình kỳ của Giám đốc Sở Y tế Thành phố Quý II năm 2023 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Văn Bản Từ Sở Y Tế
Văn bản từ sở
Các văn bản từ Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh- V/v Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 thích ứng với tình hình mới - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về cấp hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ BHXH đối với lao động là F0 - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Về ban hành Quy chế phối hợp quản lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ đức - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- Tài liệu tập huấn công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
- V/v cập nhật “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.6) - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh